Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn
Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát.
Trong mùa mưa, nguy cơ ngộ độc cao nhất là từ thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: cá, hải sản, sữa.. nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc là rất cao. Rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3- 5 ngày. Chú ý khâu vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm. Đối với tủ lạnh, ngoại trừ ngăn đá là vi khuẩn không phát triển được, còn các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt, nên chú ý ăn chín, uống sôi đề phòng ngộ độc.
*Các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm an toàn:mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.
Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.
Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:
Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.
Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.
Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thực phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa tay lại thật sạch trước khi chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Và luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay vào thực phẩm.
Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.
Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác:
Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.
Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.
*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.
- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
- THÔN HỒNG KỲ, XÃ HOẰNG PHỤ RA MẮT QUỸ KHUYẾN HỌC
- TÁC HẠI CỦA RƯỢU BIA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- Bài tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Ất Tỵ 2025
- Bài tuyên truyền an toàn thực phẩm Tết
- NHỮNG HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOẰNG PHỤ
- HỘI PHỤ HUYNH XÃ HOẰNG PHỤ VẬN ĐỘNG XÃ HỘI HÓA Trao tặng tivi cho nhà trường phục vụ công tác giảng dạy năm học 2024-2025
- NHỮNG CHIẾC XE ĐẠP ĐẦY Ý NGHĨA CHO HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
- CÁC TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOẰNG PHỤ TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2024 2025
- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHONG TRÀO GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HOẰNG PHỤ NĂM HỌC 2023-2024
- Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến tổ chức chương trình giao lưu Dân vũ, tư vấn sức khỏe cộng đồng, kiểm soát tiền tiểu đường tại xã Hoằng Phụ
- Công khai kết quả giải quyết TTHC từ ngày 21/4/2025 đến ngày 26/4/2025
- Kết quả giải quyết TTHC từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 04 tháng 4 năm 2024
- Kết quả giải quyết TTHC từ ngày 08 đến ngày 11 tháng 4 năm 2025
- Kết quả giải quyết TTHC (Từ ngày 24/3/2025 đến ngày 28/3/2025)
- Kết quả giải quyết TTHC từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 21/3/2025
- THư xin lỗi công dân trong chậm trễ giải quyết TTHC (Nguyễn Đăng Khôi)
- Thư xin lỗi chậm trễ trong giải quyết TTHC (công dân Nguyễn Huy Hoàng0
- Thư xin lỗi ông Vũ Ngọc Khôi thôn Bắc Sơn
- Thư xin lỗi ông Nguyễn Văn Bắc, thôn Sao vàng trong giải quyết TTHC để quá hạn
- Thư xin lỗi ông Chu Hữu Hùng thôn Xuân Phụ để hồ sơ giải quyết quá hạn